Scroll To Top

Lỗi nguồn Laptop

 

 

Lỗi nguồn laptop

Không giống như máy tính để bàn, bộ nguồn của laptop rất phức tạp, tất cả các bộ nguồn của laptop được tích hợp trên một bản mạch điện tử rất dễ hỏng, sau đây là một số trường hợp liên quan đến bộ nguồn laptop.

 

 

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

1.LAPTOP BỊ MẤT NGUỒN TOÀN MẠCH

Sau một thời gian hoạt động ngon lành thì chiếc laptop của chúng ta bị đơ không kích nguồn được, không có đèn báo, không tín hiệu …..cái gì cũng không nói chung là chiếc laptop của chúng ta đã chết, người sử dụng nên làm gì trong trường hợp này. Đầu tiên chúng ta nên kiểm tra lại nguồn điện đầu vào từ adapter xem chắc chắn là có điện hay chưa, bằng cách dùng đồng hồ đo điện để vào ngõ ra của adapter xem có đúng điện áp qui định hay không, nếu đúng thì ta kiểm tra tiếp xem rắc cắm giữa adapter với laptop có tiếp xúc tốt hay không ….nếu kiểm tra hết mà máy vẫn chưa hoạt động thì máy có vấn đề về phần cứng. Nếu đã xác định được lỗi là do phần cứng việc đầu tiên bạn nên làm là rút pin ra khỏi laptop, sau đó tháo rời laptop ra kiểm tra chân con feet đầu vào adapter xem có nguồn vào hay chưa,sau đó kiểm tra con feet đó sống hay chết, nếu con feet tốt mà chỉ có nguồn một bên thì ta kiểm tra tiếp xem con IC sạc …nguồn toàn mạch dao động từ 16v_20v

2.LAPTOP BỊ MẤT NGUỒN 3V_5V

Nguồn 3v-5v hay còn gọi là nguồn chính (hay nguồn chờ). Nếu mất nguồn 3v-5v thì toàn bộ những bộ nguồn phía sau (hay nguồn thứ cấp)sẽ không hoạt động .

 

 

Cách sửa nguồn 3v-5v: Khi ta cắm adapter hoặc dùng pin thì sẽ xuất hiện nguồn toàn mạch, nguồn điện này sẽ nuôi trực tiếp con IC 3v-5v hay còn được gọi là con GERU, từ con IC này sau khi được cấp nguồn nó sẽ tự động xuất ra hai nguồn GERU3 và GERU5(nguồn 3v-5v cấp trước) đi nuôi I/O . Và con IC GERU này thường được kích theo ba kiểu.

  1. kích bằng IC 5 chân (hay còn gọi là IC mở nguồn)
  2. kích tự động (có nghĩa là con IC geru tự kích)
  3. kích bằng I/O .sau khi nhận được nguồn geru3 và geru5 từ con IC

GERU thì con I/O sẽ tạo ra chân kích, kích ngược lại con IC GERU

Có những dòng máy chỉ tạo ra GERU3 hoặc GERU5, sau khi có nguồn có tính hiệu kích thì con IC GERU sẽ tạo ra chân kích, kích vào cặp feet để mở nguồn 3v-5v

Như vậy khi nguồn 3v-5v bị mất thì chúng ta nên kiểm tra con IC GERU xem có nguồn nuôi toàn mạch hay chưa,kiểm tra con IC kích mở nguồn, con GERU, kiểm tra cặp feet ….nếu như có đủ nguồn nuôi chân kích tốt,cặp feet tốt  mà IC GERU không xuất ra được nguồn 3v-5v thì con IC đó chết chắc nên thay IC GERU. Nếu như con IC GERU có nguồn nuôi, cặp feet tốt nhưng chân kích không thông, nhưng điều kiện hoạt động của con IC kích tốt thì nên thay con IC kích

Lưu ý: có những dòng máy sau khi kích nguồn thì mới có nguồn 3v hoặc 5v